DetailController

Tiền Giang: Cảnh báo về thủ đoạn gian lận trong ghi nhãn thực phẩm hiện nay

Qua thực tế công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường về an toàn thực phẩm trong thời gian qua, tình trạng gian lận về ghi nhãn thực phẩm dễ gây nhầm lẫn cho người mua. Do vậy, trước khi mua hàng người tiêu dùng cần xem kỹ những thông tin ghi trên nhãn hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của mình.

Khi lựa chọn mua các loại thực phẩm, người mua thường dựa vào thành phần chất lượng chủ yếu và định lượng trong mỗi thành phần nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Do vậy, các sản phẩm trên thị trường luôn cạnh tranh về chất lượng để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người mua, những tiêu chí chất lượng luôn được chú trọng quảng bá và thông tin trên nhãn sản phẩm.

Theo quy định pháp luật về an toàn thực phẩm hiện nay thì việc tự công bố hoặc công bố sản phẩm thực phẩm khi đăng ký quy định chỉ ghi thành phần không bắt buộc, ghi chỉ tiêu định lượng theo thành phần. Đồng thời, quy định pháp luật về ghi nhãn thực phẩm cũng quy định ghi thành phần hoặc thành phần định lượng. Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có quyền lựa chọn ghi thành phần không ghi định lượng hoặc ghi thành phần và định lượng trên nhãn sản phẩm.

Đội QLTT số 4 tuyên truyền về ghi nhãn hàng hóa

Chính vì điều đó, một số sản phẩm cạnh tranh không lành mạnh bằng cách lợi dụng chủ trương này khi thực hiện công bố sản phẩm, nghĩa là hồ sơ công bố ghi chỉ tiêu chất lượng là 100 và sai số là 25. Tuy nhiên, thực chất chỉ tiêu chất lượng chỉ là 75 vẫn hợp lệ về thủ tục đăng ký, nhưng thông tin ghi trên nhãn sản phẩm bán ra thị trường ghi chỉ tiêu chất lượng là 100 mà không cung cấp sai số 25 cho người mua biết.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm, trong khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm thì cũng chỉ dừng lại ở việc xử phạt về ghi nhãn hàng hóa (ghi chỉ tiêu chất lượng không đúng với bản chất của hàng hóa) mà không xử phạt được vi phạm về hàng không đảm bảo chất lượng.

Trước thủ đoạn vi phạm nêu trên, khi lựa chọn hàng hóa người tiêu dùng cần xem kỹ thông tin ghi trên nhãn sản phẩm, có quyền yêu cầu người bán giải thích rõ thông tin ghi trên nhãn về sai số hoặc đề nghị cung cấp hồ sơ công bố để so sánh; đây là quyền của người tiêu dùng được quy định tại Điều 8 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đội QLTT số 4
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang

Bình luận

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương