DetailController

Lực lượng QLTT: Chuyển mình theo nhịp sống Bài 1: Cùng nhìn lại những chuyến hàng xưa

Bức tranh về hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường vô cùng đa dạng, phong phú, gian truân và cũng không ít thăng trầm. Qua 66 năm đồng hành cùng đất nước, xã hội và bảo vệ người dân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, "trên mặt trận không tiếng súng này", các anh em Quản lý thị trường vẫn không ngừng nỗ lực, chủ động trong nhiệm vụ được giao để "chuyển mình theo nhịp sống" của thị trường. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu từng phần trong chùm bài viết "Lực lượng Quản lý thị trường tháo gỡ những nút thắt chuyển mình theo nhịp sống" để quý độc giả có cái nhìn trọn vẹn hơn về vai trò của lực lượng Quản lý thị trường trên thị trường xưa và nay.

Có thể nói, cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta đều có những biến động không ngừng; từ các vấn đề tự nhiên, khí hậu, đất đai đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của con người. Có những thứ sinh ra thật sơ khai nhưng rồi cùng với năm tháng nó cũng trở nên hoàn chỉnh, giống như cơ thể của một đứa trẻ mới sinh dần hóa thành một con người trưởng thành toàn diện. Vậy mấu chốt ở đây là sự phát triển không ngừng nhưng không phải lúc nào sự phát triển ấy cũng theo chiều hướng tốt và tích cực mà nó đặt ra những hệ lụy, những thách thức đòi hỏi mỗi chúng ta phải đối mặt để giải quyết.

Câu chuyện mà tôi muốn đặt ra ở đây chính là nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hội nhập với hoạt động giao thương trong dòng chảy của chuyển đổi số. Khi mà người mua, người bán chẳng cần gặp nhau, chẳng nhìn thấy nhau, hàng hóa ở đâu không cần biết, chỉ biết rằng “thích là click thôi”. Hàng sẽ tự tìm đến với chúng ta qua bước chân của những “shipper thần tốc”. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là cái gói hàng đấy sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gì và đối tượng kinh doanh chúng có thực sự để lên vai mình lợi ích của người dùng không, hay cũng chỉ là hai từ “lợi nhuận” như hàng chục năm về trước.

Để hiểu rõ hơn câu chuyện này, hãy cùng tôi nhìn lại những chuyến hàng xưa, cái thời điểm mà dù người mua, người bán có hẹn gặp nhau từ trước thì hàng vẫn không có để mà trao đổi hoặc nó chỉ phục vụ cho một số ít người tiêu dùng có điều kiện, hay nói cách khác là chúng ta đang đi tìm hàng hóa, cầm nắm, sờ mó hàng hóa để rồi ra quyết định trao đổi, mua bán.

Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954), Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bước vào thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế trong điều kiện hết sức khó khăn: Lực lượng sản xuất nhỏ bé và trình độ kỹ thuật lạc hậu, phần lớn xí nghiệp, nhà máy ngừng hoạt động, hàng hóa khan hiếm. Lợi dụng những khó khăn về sản xuất, những kẻ hỡ trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, nhất là một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, một số phần tử xấu trong xã hội nhân cơ hội này kích động chính trị, gây rối thị trường thông qua các hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa tạo sự khan hiếm để trục lợi, gây khó khăn cho nền kinh tế quốc dân và làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Trước tình hình đó, ngày 19/4/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc luật số 001-SL và Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 163-TTg về việc cấm chỉ hành động đầu cơ về kinh tế. Đến ngày 03/7/1957 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương, là tiền thân của lực lượng Quản lý thị trường ngày nay. Từ 1957-1958 thực hiện Nghị định 290-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban QLTT TW và Ban QLTT ở các tỉnh, thành phố và khu tự trị được thành lập. Nhiệm vụ của Ban QLTT TW giúp Chính phủ nghiên cứu chủ trương, chính sách quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách về thương mại trong phạm vi toàn quốc. Ban QLTT tỉnh giúp Ủy ban hành chính tỉnh chỉ đạo công tác QLTT trong địa phương theo chủ trương, chính sách của Chính phủ. Từ năm 1959-1975 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải tạo XHCN đối với các thành phần Công Thương Nghiệp tư bản tư nhân. Nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của Ban QLTT trong thời kỳ này là công tác cải tạo hàng vạn hộ Công Thương Nghiệp tư nhân theo nhiều hình thức và biện pháp như công ty hợp doanh, sắp xếp và sử dụng tiểu thương làm nhiệm vụ Đại lý bản lẻ và ủy thác thu mua cho mậu dịch quốc doanh, chuyển một bộ phận khá lớn tư thương sang sản xuất, chế biến dịch vụ, đồng thời tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, kinh doanh trái phép, quản lý giá cả và tạo điều kiện tập trung nguồn hàng vào trong Nhà nước.

Một cửa hàng bán gạo và thu mua nông sản tại Hà Nội giai đoạn năm 1960

Sau chiến thắng 30/4/1975, đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Miền Nam thực hiện nhiệm vụ cải tạo các thành phần kinh tế Công Thương nghiệp tư bản, tư nhân; Miền Bắc xây dựng hệ thống xã hội chủ nghĩa; việc giao lưu, liên kết kinh tế diễn ra rất sôi động giữa hai miền bắc nam. Nhiệm vụ công tác quản lý thị trường lúc này là khẩn trương khắc phục buông lỏng quản lý đối với thị trường tự do, quản lý vật tư hàng hóa; thiết lập trật tự thị trường xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, hàng giả, ăn cắp vật tư hàng hóa của nhà nước và các hành vi kinh doanh trái phép khác. Ngày 16/7/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 190-CT thành lập Ban chỉ đạo QLTT Trung ương trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngày 23/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 188-HĐBT về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường. Đến ngày 02/10/1985 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 249-HĐBT sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23/11/1982, theo đó đã chỉ đạo thành lập Đội QLTT trực thuộc Ban chỉ đạo QLTT cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện, thị xã. Bộ Nội thương ban hành Thông tư số 24-NT hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 249-HĐBT, xác định Đội QLTT là lực lượng chuyên trách do Ban chỉ đạo QLTT tỉnh và quận, huyện tổ chức quản lý.

Đến ngày 25/4/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 35/CP về tổ chức lại công tác QLTT, chuyển chức năng chỉ đạo của Ban chỉ đạo QLTT TW về Bộ Thương mại; ngày 23/01/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 10/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của lực lượng QLTT.

Như vậy bức tranh về một lực lượng QLTT tiền thân từ 1954 đến 1995 đã có những đổi thay nhưng rõ ràng những đổi thay này chỉ mang tính tổ chức là chính, chức năng, nhiệm vụ không có nhiều khác biệt. Hàng hóa trong giai đoạn này thực chất là tương đối khan hiếm, mẫu mã chưa đa dạng, tính năng, công dụng còn đơn giản. Do vậy hoạt động giao thương của một nhóm người chủ yếu diễn ra ở các chợ truyền thống, thậm chí có nhiều giai đoạn không có hàng để bán qua chợ truyền thống mà chủ yếu phân phối, trao đổi, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Do vậy những chuyến hàng trong giai đoạn này tương đối ít về số lượng, đơn giản về giao thương nên phương thức, thủ đoạn vi phạm trên thị trường chưa thực sự tinh vi, dễ phán đoán, chủ yếu các vi phạm về hàng lậu (qua các đường mòn, lối mở, vách núi, triền sông) hoặc các hành vi về đầu cơ, tích trữ; đâu đó trên thị trường vẫn có sự xuất hiện của hàng giả nhưng rất ít. Do vậy lực lượng QLTT trong giai đoạn này cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước khi hệ thống chính sách pháp luật còn tương đối đơn giản.

Vậy những chuyến hàng ngày nay và công tác quản lý thị trường đã thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra chưa? Cùng đón đọc những bài viết sau để hiểu rõ hơn bạn nhé.

(Còn nữa)

Nguyễn Văn Hảo, TP TTPC
Cục QLTT Hà Tĩnh

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương