DetailController

Một số quy định mới trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019; thay thế Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13).

Luật này gồm 10 chương với 96 điều; trong đó, có quy định một số nội dung mới so với trước đây, cụ thể:

Một là, về các hành vi tham nhũng

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi tham nhũng khu vực trong nhà nước và ngoài khu vực nhà nước. Đồng thời, cũng quy định rõ hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước chỉ giới hạn ở 3 hành vi: tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Hai là, về trách nhiệm phòng chống tham nhũng

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 bổ sung trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, cụ thể:

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;

- Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Luật này cũng bổ sung thêm một số quyền của công dân trong phòng, chống tham nhũng như: Được bảo vệ, khen thưởng, có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Ba là, mở rộng thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai và việc kê khai bổ sung

Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 ngoài việc phải kê khai các loại tài sản, thu nhập theo quy định trước đây như: quyền sử dụng đất, nhà ở; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật. Luật mới yêu cầu các đối tượng nêu trên còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng. Đồng thời, các đối tượng còn phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Theo Khoản 2 Điều 36 Luật này, người có nghĩa vụ kê khai phải thực hiện kê khai bổ sung khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Trường hợp có biến động tài sản như trên mà không giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm xác minh. Người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Đồng thời, có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật.

Bốn là, phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập phải được thực hiện trước ngày 31/12 hàng năm và phải được công khai

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định khá cụ thể phương thức và thời điểm kê khai, cụ thể:

- Kê khai lần đầu: áp dụng đối với cán bộ, công chức; sĩ quan; người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước 31/12/2019.

- Kê khai bổ sung: áp dụng với người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai hoàn thành trước ngày 31/12 hằng năm có biến động tài sản.

- Kê khai hàng năm: áp dụng với người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên; người làm công tác cán bộ, quản lý tài sản công... Việc kê khai hoàn thành trước ngày 31/12 hằng năm.

Bên cạnh đó, Điều 39 của Luật này nêu rõ, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm...

Năm là, kê khai không trung thực có thể bị buộc thôi việc

Theo Khoản 3 Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cán bộ, công chức kê khai không trung thực về tài sản, thu nhập có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm.

Trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến…

Sáu là, việc phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị  

Về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Mục 1, chương II). Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 không quy định công khai, minh bạch trong các lĩnh vực mà chỉ quy định các nguyên tắc về nội dung, hình thức, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mục này cũng quy định về trách nhiệm giải trình, báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.

Về xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ (Mục 2, chương II): Luật Phòng, chống tham nhũng năm năm 2018 quy định mang tính nguyên tắc trong việc ban hành và thực hiện các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ để không dẫn đến chồng chéo với quy định của pháp luật hiện hành.

Về thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn (Mục 3, chương II): Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tiếp tục quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và việc tặng quà và nhận quà tặng với một số chỉnh lý so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và bổ sung quy định về kiểm soát xung đột lợi ích tại Điều 23.

Về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức (Mục 4, chương II): Luật tiếp tục quy định nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác, vị trí công tác và thời hạn phải định kì chuyển đổi, kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác.

- Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt (Mục 5, chương II): Luật có quy định chi tiết các nội dung liên quan tại Điều 28 và thanh toán không dùng tiền mặt tại Điều 29.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Mục 6, chương II): Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; kê khai tài sản, thu nhập, xác minh tài sản, thu nhập; cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập.

Bảy là, phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tiếp tục quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị; có bổ sung quy định kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; thẩm quyền của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán...

Tám là, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị  

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định nội dung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có hành vi vi phạm; trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cơ quan mình quản lý, phụ trách.

Chín là, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng 

Đối với xử lý tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định rõ các nguyên tắc về việc xử lý tham nhũng; xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xử lý hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được ban hành đáp ứng các yêu cầu về công tác phòng, chống tham nhũng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

 

 

 

 

Phòng Tổ chức - Hành chính
Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc