DetailController

Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm

Hiện nay, mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ. Lĩnh vực này có mức phạt tiền tối đa là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định “hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam, còn khái niệm “hàng giả” được hiểu bao gồm:

(1) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

(2) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

(3) Thuốc giả và dược liệu giả theo quy định tại Luật Dược năm 2016;

(4) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

(5) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

(6) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; thuốc lá điếu nhập lậu; pháo nổ; hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng thì bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Đặc biệt, do tính chất, mức độ vi phạm của hành vi sản xuất hàng cấm và để tăng tính răn đe, phòng ngừa, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định tương ứng với số lượng, giá trị hàng hóa, số tiền thu lợi bất chính thì mức tiền phạt của hành vi sản xuất hàng cấm sẽ cao gấp hai lần so với mức tiền phạt của hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm.

Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng (1), (2), (3), (4) thì phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (5) có mức phạt tiền tối đa thấp hơn, từ 01 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Tùy trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá hoặc thu lợi bất hợp bao nhiêu mà có mức phạt tiền cụ thể tương ứng.

Sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng thì bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 100 triệu đồng; sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt nêu trên nếu sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc; là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả (6) thì tùy vào số lượng tem, nhãn, bao bì mà phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 30 triệu đồng. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả thì phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 50 triệu đồng. Phạt tiền gấp hai lần mức trên nếu là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật...

Các mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Ngoài bị phạt tiền, tùy trường hợp cụ thể theo quy định mà các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu tang vật, phương tiện; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn…) và biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…).

Trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm của tổ chức, cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điều 190, 191, 192, 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Phòng Thanh tra - Pháp chế

Bình luận

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc