DetailController

Mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính từ ngày 01/01/2022

Ngày 13/11/2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua. Luật sửa đổi này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 với nhiều điểm mới đáng chú ý.

Điểm mới thứ nhất là về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần. Luật mới đã sửa đổi, bổ sung như sau: Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng. Quy định này đã khắc phục được bất cập tại Luật Xử phạt vi phạm hành chính hiện hành vì Luật hiện hành vừa quy định hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, vừa quy định vi phạm hành chính nhiều lần là tình tiết tăng nặng. Điều này dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện do các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều lần nào thì bị xử phạt về từng lần vi phạm, trường hợp nào thì bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.

Luật mới cũng tăng mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực như: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (từ 100 triệu lên 200 triệu đồng); điện lực (từ 50 triệu lên 100 triệu đồng); báo chí (từ 100 triệu lên 250 triệu đồng); kinh doanh bất động sản (từ 150 triệu lên 500 triệu đồng); giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội (từ 40 triệu lên 75 triệu đồng); cơ yếu, giáo dục; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia (từ 50 triệu lên 75 triệu đồng). Quy định tăng mức phạt tối đa tại các lĩnh vực phù hợp với thực tiễn do hiện nay một số hành vi vi phạm trong các lĩnh vực ngày càng tinh vi, số thu lợi bất hợp pháp rất lớn nhưng mức phạt tối đa theo quy định hiện hành còn thấp, chưa thực sự tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa, hạn chế vi phạm hành chính mới. Luật sửa đổi cũng bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực mới chưa được Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định như sở hữu trí tuệ; đối ngoại; tín ngưỡng; an ninh mạng, an toàn thông tin mạng… Bên cạnh đó, quy định về mức phạt tối đa trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh đã được lược bỏ vì kinh doanh theo phương thức đa cấp là một hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại đã được quy định mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng, còn hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội với mức phạt tiền tối đa là 40 triệu đồng.

Điểm đáng lưu ý tiếp theo là về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Luật sửa đổi đã bổ sung, loại bỏ, thay đổi tên gọi đối với một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để phù hợp với sự thay đổi, điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước như Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm ngư, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Kiểm toán Nhà nước... Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường cũng được sửa đổi, bổ sung, thay đổi tên gọi cho phù hợp với cơ cấu, tổ chức hiện tại theo ngành dọc như Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường. Việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm bảo đảm tính đầy đủ, tính thống nhất, tránh chồng chéo.

Quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính cũng có những thay đổi quan trọng. Luật sửa đổi đã quy định rõ biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính; trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản chỉ phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản (thay vì phải có 02 người chứng kiến như Luật hiện hành quy định); trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Để tạo thuận lợi trong việc thực hiện quyền giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thì Luật sửa đổi đã điều chỉnh quy định về thời hạn giải trình bằng cách tính thời hạn theo ngày làm việc (Luật hiện hành tính thời hạn theo ngày thường). Theo đó, đối với trường hợp giải trình bằng văn bản thì  thời hạn giải trình là 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, đối với trường hợp giải trình trực tiếp thì thời hạn giải trình là 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng sử dụng ngày làm việc để tính thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời bỏ quy định về gia hạn đối với trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định. Cụ thể, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc thuộc trường hợp mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Đáng chú ý, quy định về hoãn, miễn, giảm tiền phạt cũng có sự thay đổi theo hướng nới lỏng điều kiện về mức phạt tiền được hoãn tiền phạt đối với cá nhân vi phạm từ 03 triệu đồng xuống còn 02 triệu đồng, đồng thời mở rộng đối tượng được hoãn, miễn, giảm tiền phạt cho tổ chức vi phạm thay vì chỉ áp dụng đối cá nhân như Luật hiện hành. Theo đó, việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân bị phạt tiền từ 02 triệu đồng trở lên mà đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; đối với tổ chức bị phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên mà đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định; đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt; tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp. Ngoài ra, tổ chức vi phạm cũng có thể được giảm một phần tiền phạt hoặc miễn phần tiền phạt còn lại khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Phòng Thanh tra - Pháp chế

Bình luận

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc