DetailController

Nghị định số 38/2021/NĐ-CP: Cá nhân quảng cáo thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên bị phạt tiền đến 70 triệu đồng

Ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2021. So với quy định trước, Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt mới, tăng mạnh mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn.

Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định 03 hình thức xử phạt chính đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với các vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường thì Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với cá nhân, từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với tổ chức khi cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi; kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày. Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức khi đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường; không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke; kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa dưới 200 mét.

Về lĩnh vực quảng cáo, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt mới để phù hợp với quy định của Luật Quảng cáo năm 2012. Ngoài ra, Nghị định này cũng bổ sung một số hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn, quy định về quảng cáo thuốc, quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, quảng cáo trên thiết bị đầu cuối, quảng cáo trong phim...

Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định; quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật; ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn thì cá nhân bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng, tổ chức bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Trường hợp quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với tổ chức.

Đáng chú ý, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP đã tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo thuốc lá, quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên nhằm tăng tính răn đe, nâng cao hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm này. Cụ thể, cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo thuốc lá, quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối, đối với tổ chức thì từ 100 triệu đồng đến 140 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành. Trường hợp tổ chức quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định; quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực thì bị phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cá nhân vi phạm thì bị phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm thì bị phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 160 triệu đồng.

Nghị định số 38/2021/NĐ-CP cũng quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Cụ thể, phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng khi tổ chức, cá nhân quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng không phù hợp với công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm. Đối với trang thiết bị y tế thì phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 40 triệu đồng khi tổ chức, cá nhân quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế; giấu giếm các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế.

Đối với hành vi quảng cáo thuốc thú y không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành; quảng cáo phân bón không đúng với nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản thì cá nhân bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Phòng Thanh tra - Pháp chế

Bình luận

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc