Chính sách
Áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Các hành vi buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bị phạt tiền theo giá trị hàng hóa vi phạm và không bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
-
Lưu ý khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm về nhãn hàng hóa
Theo quy định hiện nay, khi xử phạt một số hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; trước đây, trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì mới áp dụng biện pháp này. -
Quy định mới về ghi nhãn hàng hóa từ ngày 15/02/2022
Ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa, trong đó có nhiều điểm mới cần lưu ý như phạm vi điều chỉnh, quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa… Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2022. -
Lưu ý về xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội QLTT
Đội trưởng Đội QLTT không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm mà nghị định xử phạt vi phạm hành chính có quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện. -
Những lưu ý về chuyển vụ việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Đây là những quy định mới, nội dung trọng tâm mà công chức QLTT cần lưu ý trong thực hiện trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và Thông tư số 27/2020/TT-BCT, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 20/2021/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương. -
Quản lý thị trường được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính
Từ ngày 01/01/2022, Nghị định số 135/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định lực lượng Quản lý thị trường được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính. Đây là điểm mới đáng chú ý vì trước đây Nghị định số 165/2013/NĐ-CP không quy định trang bị cho cơ quan Quản lý thị trường. -
Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ: Các điều kiện để được phép hoạt động
Từ ngày 02/01/2022, thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ (thường được gọi là cây xăng mini) được phép hoạt động nếu đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ. -
Một số điểm lưu ý khi lập biên bản vi phạm hành chính
Từ ngày 01/01/2022, việc lập biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. -
Quy định mới về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức QLTT
Ngày 20/01/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BCT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức QLTT. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2022 và thay thế Thông tư số 09/2018/TT-BCT. -
Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
Hiện nay, mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ. Lĩnh vực này có mức phạt tiền tối đa là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.