Chính sách

Quy định mới về hoạt động thương mại điện tử có hiệu lực từ ngày 01/01/2022

Ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (TMĐT); có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 với những điểm mới đáng chú ý.
  • Mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính từ ngày 01/01/2022

    Ngày 13/11/2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua. Luật sửa đổi này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 với nhiều điểm mới đáng chú ý.
  • Mức phạt đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý

    Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây tác động đến việc cung ứng hàng hóa trên thị trường, dễ dẫn đến các hành vi đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Để đảm bảo cân đối các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
  • Một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử

    Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với 05 nhóm hành vi vi phạm hành chính về thương mại điện tử gồm: (1) Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động); (2) Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; (3) Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; (4) Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử; (5) Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.
  • Nghị định số 38/2021/NĐ-CP: Cá nhân quảng cáo thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên bị phạt tiền đến 70 triệu đồng

    Ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2021. So với quy định trước, Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt mới, tăng mạnh mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn.
  • Quy định hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá

    Ngày 30/3/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 23/2021/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, sản phẩm thuốc lá) thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế, cơ quan hải quan.
  • Nghị định số 14/2021/NĐ-CP: Mở rộng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi của Quản lý thị trường

    Ngày 01/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2021. So với các quy định cũ, Nghị định số 14/2021/NĐ-CP có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là các quy định về chế tài xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
  • Nghị định số 99/2020/NĐ-CP: Quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí

    Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/10/2020.
  • Nghị định số 98/2020/NĐ-CP: Quy định cụ thể căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất, xuất xứ hàng hóa

    Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2020, thay thế cho Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP và Nghị định số 141/2018/NĐ-CP. So với các quy định cũ thì Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có nhiều điểm mới đáng chú ý như sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ quan trọng; quy định mức phạt tiền cao hơn trước; bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả; xử lý vấn đề trùng lắp với các nghị định xử phạt khác…
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020: Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần

    Ngày 17/6/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Luật Doanh nghiệp năm 2020 có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.