Chính sách
Quy định mới về vị trí việc làm và biên chế công chức
Từ ngày 20/7/2020, Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức; áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Nghị định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2020
Ngày 13/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2020. Nghị định này thay thế Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP. -
Một số quy định mới về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2020. -
Quy định hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu
Ngày 23/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 15/2020/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và nhập khẩu. -
Nghị định số 54/2020/NĐ-CP: Thanh tra đột xuất hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ ...
Ngày 18/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/7/2020. -
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020: Một số quy định cần quan tâm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm.
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bao gồm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ) phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, việc quảng cáo thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo. -
Thông tư số 24/2019/TT-BYT: 400 loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm
Ngày 30/8/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 24/2019/TT-BYT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2019. Thông tư này quy định về danh mục phụ gia thực phẩm; sử dụng, quản lý phụ gia thực phẩm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm để lưu hành tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan -
Từ ngày 05/02/2020, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. -
19 nhóm hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC). Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC. -
Thông tư số 43/2018/TT-BCT: Thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phải được thu hồi tự nguyện hoặc bắt buộc và được xử lý theo quy định pháp luật
Ngày 15/11/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 43/2018/TT-BCT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Thông tư này quy định về các nội dung gồm: Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn. Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.
Liên kết